Nguyên tắc hoạt động

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

GIÁO DỤC Y TẾ VÀ TÀI TRỢ XÃ HỘI ĐỨC TÂM

_______

Số: 01/CK

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày .... tháng ….. năm 2023

CAM KẾT THỰC HIỆN MỤC TIÊU XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội.

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Y TẾ GIÁO DỤC VÀ TÀI TRỢ XÃ HỘI ĐỨC TÂM

Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:............................................................................................. .....

Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):       Ngày...................................................................... cấp .../.../... Nơi cấp:............

(Không ghi các thông tin về doanh nghiệp trong trường hợp nộp cùng hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp mới)

Chúng tôi, người ký tên dưới đây đã đọc và nhận thức được các quyền và nghĩa vụ đối với thành viên và doanh nghiệp xã hội theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các nghị định hướng dẫn thi hành; và thực hiện đúng và đầy đủ các hoạt động vì Mục tiêu xã hội, môi trường như cam kết sau đây:

1. Mục tiêu xã hội, môi trường và phương thức giải quyết:

 

Các vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp nhằm giải quyết

Phương thức, cách thức kinh doanh của doanh nghiệp

Chính sách xóa đói, giảm nghèo không chỉ là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, mà còn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điều đó thể hiện ở các mặt sau: Thứ nhất, chính sách xóa đói, giảm nghèo đã góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển; Thứ hai, thúc đẩy việc phát triển cơ sở hạ tầng cho xã nghèo, huyện nghèo và vùng nghèo; Thứ ba, duy trì sự ổn định về chính trị, văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, thu hẹp khoảng cách phân hóa giàu nghèo ở nước ta hiện nay.

Kết quả xóa đói giảm nghèo đã tạo thêm cơ sở vững chắc cho Việt Nam bảo đảm các quyền và lợi ích của người dân. Nổi bật là về nhà ở, đi lại, đến năm 2020, cả nước đã xây dựng, củng cố được hàng vạn ngôi nhà, căn hộ cho người nghèo, xóa bỏ hầu hết nhà tạm ở các thôn, bản; 99% địa bàn đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng biên giới có đường giao thông từ tỉnh đến huyện, xã. Về chăm sóc sức khỏe, trên 90% người dân đều có thẻ bảo hiểm y tế và được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe với chi phí thấp. Với hệ thống bệnh viện, trạm y tế và dịch vụ y tế thông suốt từ trung ương đến cơ sở, Việt Nam đã khống chế, đẩy lùi nhiều bệnh dịch nguy hiểm; tuổi thọ trung bình của người dân tăng từ 64 tuổi trong thập kỷ 90 (thế kỷ XX) lên 73-75 tuổi năm 2020.

Với những kết quả đạt được như trên, Đảng ta đã chỉ rõ: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn chính sách xóa đói, giảm nghèo phù hợp với từng giai đoạn; đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo và các vùng đặc biệt khó khăn. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, có chính sách và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo. “Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh con người”9 và đề ra mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025, bình quân mỗi năm giảm từ 1,5% - 1,7% tỷ lệ hộ nghèo, các xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân 3,5% trở lên. Đến năm 2025 giảm 40% - 50% các xã thuộc diện khó khăn và giảm trên 50% thôn, bản đặc biệt khó khăn; đồng thời khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với giảm nghèo bền vững; giảm dần tình trạng chênh lệch giầu - nghèo giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư. Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội. Theo đó, “thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân. Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững” (Trích “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII”).

Góp phần vào thực hiện mục tiêu “Xóa đói, giảm nghèo”, Công ty sẽ tiến hành các hoạt động mà Công ty đăng ký kinh doanh và lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh mà công ty thực hiện sẽ được sử dụng để phát triển các hoạt động sau:

- Hỗ trợ nước sạch sinh hoạt cho các hộ dân nghèo, bà con ở vùng sâu, vùng xa: Cách thức hỗ trợ nước sinh hoạt được sử dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của từng thôn, xã và điều kiện sinh hoạt của hộ gia đình như: đào giếng, mua vật dụng dẫn nước, trữ nước (lu, bồn, téc, vật dụng chứa nước; tự làm bể chứa nước) hoặc tự tạo nguồn nước khác đảm bảo nguyên tắc các hộ được hỗ trợ kinh phí phải có nước sinh hoạt ổn định và được bố trí ở khu vực thuận tiện cho sinh hoạt gia đình.

- Hỗ trợ cung cấp cây giống, con giống cho các hộ gia đình nghèo, bà con có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ các hộ gia đình về cách thức chăn nuôi, trồng trọt sau khi nhận được giống vật nuôi, cây trồng, đảm bảo người dân có thể phát triển kinh tế ổn định từ nguồn giống hỗ trợ.

- Xây dựng nhà tình thương cho các hộ gia đình, người dân có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa.

- Xây dựng các công trình công ích, công trình phúc lợi: xây dựng các cơ sở giáo dục như trường học; xây dựng nhà văn hóa; xây dựng trạm y tế, trung tâm y tế, bổ sung cấp mới thiết bị y tế, thiết bị giáo dục phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người dân và các cháu học sinh vùng nông thôn khó khăn.

- Cung cấp hệ thống nước sạch RO cho các trường học, trạm y tế.

- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải và rác thải cho các trung tâm y tế và vùng nông thôn đặc biệt khó khăn.

Trước tiên các hoạt động kể trên sẽ được thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Hải Dương, hỗ trợ bà con nông dân, các hộ dân nghèo, người dân có hoàn cảnh khó khăn. Sau đó sẽ được phát triển ra các tỉnh miền bắc và hướng tới mục tiêu hỗ trợ bà con nhân dân tại 63 tỉnh thành phố trên cả nước.

 

2. Thời hạn thực hiện các hoạt động nhằm Mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường:

(Doanh nghiệp đánh dấu vào 1 trong 2 lựa chọn)

Không thời hạn.

.................... năm kể từ [ngày/tháng/năm]:.... /..../...........................

3. Mức lợi nhuận hằng năm doanh nghiệp giữ lại để tái đầu tư cho các Mục tiêu xã hội, môi trường đã đăng ký:

(Theo điểm c khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải giữ lại ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký).

Doanh nghiệp giữ lại: 60% tổng lợi nhuận (trong trường hợp doanh nghiệp có lợi nhuận).

4. Nguyên tắc và phương thức xử lý số dư tài trợ, viện trợ khi doanh nghiệp giải thể hoặc hết hạn cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường trong trường hợp doanh nghiệp có nhận viện trợ, tài trợ:

Khi doanh nghiệp giải thể hoặc hết hạn cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường, nguyên tác và phương thức xử lý số dư tài trợ, viện trợ như sau:

Toàn bộ số dư tài sản hoặc tài chính còn lại của các khoản viện trợ, tài trợ đã được nhận phải chuyển lại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã viện trợ, tài trợ hoặc Chuyển cho doanh nghiệp xã hội khác, tổ chức khác có mục tiêu xã hội tương tự

Trường hợp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ, đề nghị Quý Phòng đăng tải Cam kết này trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Cam kết này.

 NGƯỜI CAM KẾT

 

 NGUYỄN THỊ THU

TẢI FILE TẠI ĐÂY.

iconfix
Bấm gọi ngay: 0968975969 Hotline chỉ trực trong giờ hành chính (T2-T7)